BAN LIÊN LẠC TOÀN QUỐC CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỰU QTN - CGQS VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIÚPLÀO
………………………….. ………………………………………………..
Số 16/CV/ VP-BLLTQ Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2025
V/v:
Tham gia sửa đổi Quy chế Tổ chức và hoạt động của BLL toàn quốc cựu QTN-CGQS
Việt Nam giúp Lào
Kính gửi:
- Ban liên lạc cựu QTN- CGQS Việt Nam
giúp Lào các Tỉnh, Thành phố.
- Ban liên lác các đơn vị truyền thống.
Căn
cứ Quy chế hoạt động của Ban liên lạc Toàn quốc cựu Quân tình nguyện - Chuyên
gia quân sự Việt Nam giúp Lào theo Quyết định số 13/QĐ-BLLTQ ngày 30/3/2023
đang được vận hành và dần đi vào nền nếp. Tuy nhiên do có sự thay đổi rất lớn
về đơn vị hành chính trên phạm vi toàn quốc trong thời gian tới (sát nhập cấp
Tỉnh, Thành phố, bỏ cấp Huyện và sát nhập cấp Xã) nên một số điểm trong Quy chế
hoạt động cũ không còn phù hợp, cần có quy chế hoạt động mới thay thế.
Ban
liên lạc Toàn quốc cựu QTN-CGQS Việt Nam giúp Lào ban hành (Dự thảo) Quy chế tổ
chức và hoạt động của Ban liên lạc Toàn quốc cựu QTN-CGQS Việt Nam giúp Lào
trong tình hình mới. Đề nghị Ban liên lạc các Tỉnh, Thành phố, các đơn vị
truyền thống tham gia đóng góp để Quy chế hoạt động mới được phù hợp.
Văn
bản tham gia xin được gửi về Ban liên lạc toàn quốc qua Văn phòng Ban liên lạc
chậm nhất là 15/8/2025.
TM.
THƯỜNG TRỰC BLL TOÀN QUỐC
TRƯỞNG BAN
(Đã
ký)
Trung Tướng Nguyễn Đức Sơn
BAN LIÊN LẠC TOÀN QUỐC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỰU QTN - CGQS VIỆT NAM Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc
GIÚP LÀO
………………………………….. ……………………………………………………..
Số: /QĐ-BLLTQ Hà Nội, ngày tháng
năm 2025
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN LẠC TOÀN QUỐC
CỰU QUÂN TÌNH
NGUYỆN VÀ CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM GIÚP LÀO
(DỰ THẢO)
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BLLTQ
ngày tháng
năm
của Thường trực Ban Liên lạc toàn quốc)
Chương I
MỤC ĐÍCH - TÍNH CHẤT - NHIỆM VỤ CỦA BAN LIÊN LẠC
Điều 1. Mục đích
Ban
Liên lạc toàn quốc Cựu Quân Tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào
là tổ chức xã hội, tự nguyện, tự quản, nghĩa tình; tập hợp tổ chức động viên
các thế hệ QTN-CGQS Việt Nam giúp Lào giữ gìn và phát huy truyền thống, bản
chất "Bộ đội Cụ Hồ". Đồng thời giữ vững và phát huy truyền thống
QTN-CGQS Việt Nam giúp Lào do các thế hệ trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ xây dựng nên mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, liên minh
chiến đấu Việt Nam - Lào:
Điều
2. Tính chất
"Trung thành vô hạn
Anh dũng kiên cường
Nghĩa nặng tình sâu
Thủy chung son sắt".
Ban
Liên lạc là đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của
tổ chức và hội viên. Động viên hội viên gương mẫu thực hiện chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị xã tin
hội và các quyết định của cấp ủy, chính quyền các cơ quan địa phương.
Điều
3. Nhiệm vụ
1.
Giúp nhau nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Tổ chức hoạt động nghĩa tình
trong phạm vi, điều kiện thực tế từng địa phương.
2.
Tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên và giải quyết chế
độ chính sách còn tồn đọng trong chiến tranh cho hội viên.
4.
Tham gia các hoạt động của Ban Liên lạc, thực hiện nhiệm vụ giữ gìn và phát huy
mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.
Điều
6. Quyền lợi hội viên
1.
Được thông tin về sự phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam Lào trong
thời kỳ mới.
2.
Được giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn. Được thăm hỏi khi đau ốm, tiễn đưa khi qua
đời.
3.
Tham gia thảo luận, góp ý kiến vào chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban
Liên lạc cùng cấp.
4.
Được biểu quyết các quyết nghị, chương trình hoạt động của Ban Liên lạc cùng
cấp và Ban Liên lạc cấp trên (nếu được mời họp).
5.
Được ứng cử, đề cử, bầu cử vào Thường trực Ban Liên lạc cung cấp và Ban Liên
lạc cấp trên (nếu được triệu tập).
Chương III
TỔ CHỨC - NHIỆM VỤ - NGUYỄN TÁC HOẠT ĐỘNG
Điều
7. Nguyên tắc tổ chức
1.
Tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
2.
Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3.
Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
4.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều
8. Hệ thống Tổ chức Ban Liên lạc các cấp
1.
Ban Liên lạc Toàn quốc Cựu QTN-CGQS Việt Nam giúp Lào (gọi tắt là Ban Liên lạc
toàn quốc).
a)
Lãnh đạo Ban Liên lạc gồm: Trưởng ban và các Phó trưởng ban. Số lượng các Phó
trưởng ban do Thường trực Ban Liên lạc quyết định phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ,
điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ.
b)
Ủy viên Thường trực BLL do được các đồng chí trưởng hoặc phó ban giới thiệu và
được tập thể BLL bầu bao gồm:
-
Các đồng chí ủy viên Thường trực chuyển trách.
- Các đồng chỉ ủy viên Thường trực
kiêm nhiệm trưởng các tiểu ban, văn phòng. c) Ủy viên Ban Liên lạc gồm:
- Các đồng chí được nêu tại mục a,
b.
- Các đồng chí Trưởng ban Liên lạc
các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
- Các đồng chí Trưởng ban Liên lạc
các đơn vị truyền thống trực thuộc Ban Liên lạc toàn quốc.
- Các đồng chỉ thành viên các tiểu
ban, văn phòng Ban Liên lạc toàn quốc. d) Cơ quan Ban Liên lạc toàn quốc gồm 2
tiểu ban:
- Tiểu ban Tổ chức - Chính sách.
- Tiểu ban Tuyên giáo và Văn phòng
BLL.
2. Ban Liên lạc Cựu QTN-CGQS Việt
Nam giúp Lào ở các Tỉnh, Thành phố do tự thành lập, được BLL Toàn quốc quyết
định công nhận.
- Lãnh đạo BLL gồm có Trưởng ban và
phó ban từ 2 đến 3 đồng chí
- Ủy viên Thường trực Ban liên lạc
gồm các đồng chí ủy viên Thường trực chuyên trách và các đồng chí trực tiếp
tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Ban triển khai thực hiện nhiệm vụ trên các mặt
công tác.
- Ủy viên Ban liên lạc gồm các đồng
chí lãnh đạo các đồng chí ủy viên Thường trực Ban Liên lạc, các đồng chí trưởng
ban liên lạc các đơn vị cơ sở trực tiếp, các đồng chí giúp việc trực tiếp cho
Lãnh đạo BLL.
3. Ban Liên lạc cấp cơ sở gồm: các
xã, phường. Thị trấn, đơn vị truyền thống, trực thuộc Tỉnh Thành Phố, BLL đơn
vị truyền thống riêng ở Thành phố Hà Nội có thể trực thuộc BLL Toàn quốc hoặc
BLL Thành phố Hà Nội do BBL cơ sở đề nghị và được cấp trên quyết định.
Điều 9. Tiêu chuẩn Lãnh đạo Thường
trực BLL các cấp
1. Lãnh đạo và Thường trực Ban Liên
lạc các cấp là các đồng chí đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác
giúp Lào có thời gian từ 06 (sáu) tháng trở lên. Riêng ở cấp cơ sở nếu không
tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác giúp Lào thì phải có thời gian
từ 01 (một) năm công tác tại đơn vị đã làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến
đấu, công tác giúp Lào,
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, có tư
tưởng vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết thống nhất trong nội bộ,
thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhiệt tình trách nhiệm, tích cực
hoạt động vì lợi ích tập thể vì danh dự uy tín của QTN-CGOS Việt Nam giúp Lào,
vì nghĩa tình đồng đội. Có sức khỏe và điều kiện kinh tế để thực hiện các nhiệm
vụ được phân công.
3. Nhiệm kỳ Thường trực
- Nhiệm kỳ thường trực theo nhiệm kỳ
của Ban Liên lạc là 05 (năm) năm. Lãnh đạo và ủy viên thường trực Ban Liên lạc
cấp nào thì do hội nghị (đại biểu hoặc toàn thể) cấp đó bầu bằng phương pháp bỏ
phiếu kín hoặc biểu quyết giơ tay.
Điều 10. Nhiệm vụ của Thường trực
Ban Liên lạc
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình
hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất trên giao. Tổ chức triển khai thực
hiện kế hoạch, chương trình hoạt động cho cẩn dưới
2. Chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan cấp mình và cấp dưới.
3. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền
các cơ quan, ban ngành địa phương. cùng cấp trong thực hiện chức năng nhiệm vụ
tăng cường, củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào.
4. Chuẩn bị nội dung, quyết định
triệu tập hội nghị Thường trục và toàn Ban Liên lạc theo kế hoạch hoặc đột
xuất.
5. Quyết định bổ sung ủy viên Thường
trực, ủy viên Ban Liên lạc.
6. Quyết định công nhận tổ chức Ban
Liên lạc cấp dưới trực tiếp.
7. Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ
sung Quy chế tổ chức, hoạt động.
Điều 11. Nguyên tắc hoạt động, chế
độ hội họp của Thường trực ban Liên lạc
1. Nguyên tắc hoạt động
a) Hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, mọi nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hoạt động đều được dân chủ
thảo luận, quyết định theo đa số.
b) Các cuộc họp của Thường trực chỉ hợp
lệ khi có 2/3 (hai phần ba) thành viên tham gia. Các quyết nghị, quyết định của
Thường trực được thông qua khi có 2/3 (hai phần ba) thành viên dự họp tán
thành.
Trường hợp ý kiến tán thành và không
tán thành có số phiếu (phiếu kin hoặc biểu quyết giơ tay) bằng nhau thì bầu lại
cho đến khi đủ số lượng cần bầu. 2. Chế độ hội họp
a) Ban Liên lạc toàn quốc
- Lãnh đạo ban Liên lạc mỗi quý hợp
1 (một) lần vào tuần thứ ba của tháng cuối quý.
- Toàn thể Ban Liên lạc mỗi năm họp
1 (một) lần
- Đại hội (hội nghị) đại biểu nhiệm
kỳ 5 (năm) năm một lần Ngoài ra có thể họp bất thường khi Trưởng ban quyết
định.
b) Ban Liên lạc các Tỉnh và BLL cơ
sở
Trên cơ sở các quy định nêu trên,
Ban Liên lạc các địa phương tùy theo điều kiện cụ thể để vận dụng cho phù hợp.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Lãnh đạo và các ủy viên Thường trực Ban Liên lạc
1. Trưởng ban: Là người đại diện cho
Ban Liên lục có nhiệm vụ và quyền hạn a) Chịu trách nhiệm toàn diện về lĩnh vực
hoạt động chính của QTN- CGOS Việt Nam giúp Lão cấp minh. Chỉ đạo, điều hành
mọi hoạt động của Thường trực Ban Liên lạc địa phương theo nhiệm vụ và Quy chế.
b) Thay mặt Ban Lãnh đạo làm việc
với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan cùng cấp về nhiệm vụ, quan hệ đoàn kết
Việt Nam - Lào, các nhiệm vụ theo chức năng, hoạt động của QTN-CGOS Việt Nam
giúp Lào.
c) Chủ trì các phiên họp của Ban
Lãnh đạo, Thường trực và toàn Ban Liên lạc. d) Thay mặt lãnh đạo, thưởng trực
ký các văn bản, quyết định, quyết nghị. báo cáo ... lên cấp trên và gửi cấp
dưới.
c) Là chủ tài khoản các các quyết
định thu, chi, thanh quyết toán tài chính. g) Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của
văn phòng.
h) Khi vắng mặt ủy quyền cho một
đồng chí Phó Trưởng ban điều hành giải quyết công việc.
2. Phó trưởng ban
a) Giúp Trưởng ban chỉ đạo, điều
hành công việc của Ban Liên lạc. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và pháp luật
về lĩnh vực được Trưởng ban phân công phụ trách
b) Trực tiếp chỉ đạo cơ quan (bộ
phận) được phân công phụ trách. Thông qua các nội dung văn bản thuộc lĩnh vực
mình được phân công trước khi báo cáo Trưởng ban quyết định.
c) Phối hợp với các đồng chí Phó
trưởng ban khác tham mưu, đề xuất với Trưởng ban việc triển khai, tổ chức thực
hiện nhiệm vụ; kiểm tra Ban Liên lạc cấp dưới thực hiện quy chế.
d) Được thay thế Trưởng ban điều
hành công việc và ký các văn bản của Thường trực khi được Trưởng ban ủy quyền.
3. Ủy viên Thường trực
a) Tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo
Ban, Trưởng ban về nội dung chương trình, kế hoạch hoạt động (ngắn hạn, dài
hạn) của Ban Liên lạc theo lĩnh vực được phân công.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các nội dung
theo chức năng, nhiệm vụ tới Ban Liên lạc cấp dưới triển khai thực hiện nhiệm
vụ.
c) Theo chức năng, nhiệm vụ thường
xuyên nắm chắc tình hình tổ chức hoạt động, đánh giá kết quả hoạt động và những
nội dung phát sinh để báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Ban, Trưởng ban giải quyết.
d) Soạn thảo nội dung sơ, tổng kết
hoạt động của cấp mình báo cáo Phó trưởng ban phụ trách và gửi Văn phòng tổng
hợp báo cáo Lãnh đạo Ban.
The) Phối hợp giữa các tiểu ban (bộ
phận) chuẩn bị nội dung, chương trình kế hoạch tổ chức hội nghị lãnh đạo,
thưởng trực, toàn Ban Liên lạc theo quyết định của Trưởng ban.
Chương IV
MỐI QUAN HỆ
Điều 13. Với các cơ quan, đoàn thể
TW và Đại sứ quán Lào
1. Do lãnh đạo Ban Liên lạc toàn
quốc trực tiếp làm việc.
2. Các Trưởng tiểu ban giúp việc cho
lãnh đạo Ban Liên lạc toàn quốc được làm việc với các cơ quan trên khi được
lãnh đạo giao nhiệm vụ và theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
3. Thường trực Ban Liên lạc tỉnh -
thành phố, đơn vị truyền thống muốn làm việc với cơ quan Đại sứ quán (Tổng lãnh
sự quán) Lào về nội dung có liên quan đến nhiệm vụ của QTN-CGQS Việt Nam giúp
Lào, việc tổ chức thăm chiến trường xưa phải báo cáo lãnh đạo Ban Liên lạc toàn
quốc. Khi được sự đồng ý và giới thiệu (bằng văn bản) của lãnh đạo Ban Liên lạc
toàn quốc mới được liên hệ làm việc. Nội dung và kết quả làm việc phải thông
báo cho Tiểu ban Đối ngoại-Ban Liên lạc toàn quốc để nắm và phối hợp..
Điều 14. Với Cấp ủy, chính quyền,
đoàn thể địa phương
1. Do lãnh đạo Ban Liên lạc địa
phương cùng cấp trực tiếp làm việc.
2. Bộ phận giúp việc cho lãnh đạo
Ban Liên lạc được làm việc với cơ quan, đoàn thể địa phương cùng cấp khi được
lãnh đạo giao và yêu cầu của cơ quan, đoàn thể địa phương.
Điều 15. Với Hội Hữu nghị Việt Nam -
Lào và Hội Cựu Chiến binh Việt Nam
1. Với TW Hội Hữu nghị Việt Nam -
Lào, TW Hội Cựu Chiến binh Việt nam do Ban Liên lạc toàn quốc trực tiếp phối
hợp trong các hoạt động có liên quan.
2. Với Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào,
Hội Cựu Chiến binh Việt nam tại các địa phương do Ban liên lạc các địa phương
trực tiếp phối hợp trong các hoạt động có liên quan.
Điều 16. Với nội bộ Ban Liên lạc
1. Lãnh đạo Ban Liên lạc trực tiếp
chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ đối với các thành phần trong
Ban Liên lạc cấp mình.
2. Các Tiểu ban thuộc Ban Liên lạc
toàn quốc, bộ phận giúp việc Ban Liên lạc địa phương thực hiện chỉ đạo, hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ với Ban Liên lạc cấp mình và Ban Liên lạc cấp dưới.
3. Ban Liên lạc đơn vị truyền thống
phối hợp với các thành phần trong Ban Liên lạc cùng cấp triển khai thực hiện
nhiệm vụ được giao. Tổ chức hướng dẫn Ban Liên lạc đơn vị truyền thống cấp dưới
về các hoạt động của đơn vị mình.
Chương V
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Điều 17. Nguyên tắc
1. Chấp hành nguyên tắc tập trung
dân chủ trong quản lý tài chính. Các khoản thu, chi phải được quản lý thống
nhất, chặt chẽ, công khai, minh bạc Các khoản thu, chỉ phải được thực hiện đúng
quy trình, thủ tục; tuân thủ quy định về quản lý tài chính. Ban Liên lạc từ cơ
sở trở lên phải có kế toán, thủ quỹ riêng. 2. Thực hiện chế độ báo cáo, công
khai tài chính
a) Báo cáo lãnh đạo mỗi quý 1 lần
b) Báo cáo năm tại Hội nghị tổng kết
năm của Ban Liên lạc
3. Mọi cá nhân không tự đặt mức thu,
chỉ trái quy định. Mọi hành vi làm trái quy định, quy chế gây lãng phí, thất
thoát nguồn tài chính của tập thể thì căn cứ mức độ vi phạm để xử lý (kể cả xử
lý hình sự nếu vi phạm pháp luật).
Điều 18. Các nguồn thu
1. Nguồn kinh phí hỗ trợ của chính
quyền, cơ quan TW hoặc địa phương khi tổ chức các hoạt động của Ban Liên lạc
thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Nguồn kinh phí do các tổ chức, cá
nhân tài trợ hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Hội phí do hội viên thu nộp hàng
năm tại Ban Liên lạc cơ sở. Mức thu hội phi không quá 100.000 đ/hội viên/năm
(trong đó 70% giữ tại cơ sở 30% nộp lên cấp trên). Hội viên các đơn vị truyền
thống nộp hội phi trực tiếp cho Ban Tin Liên lạc cơ sở nơi mình sinh hoạt. Ban
liên lạc Toàn quốc không thu hội phí của
các đơn vị.
4. Các nguồn thu hợp phúc khác.
5. Việc quản lý, sử dụng hội phí do
Ban Liên lạc tỉnh, thành phố quyết đỉnh. Ban Liên lạc toàn quốc không thu hội
phi của các Ban Liên lạc tỉnh - thành phố, Ban liên lạc các đơn vị truyền thống
trực thuộc.
6. Quỹ hoạt động của Ban Liên lạc
đóng góp theo thống nhất của tập thể từng Ban Liên lạc. Mức vận động đóng góp
không vượt quá mức đóng góp của các đoàn thể khác tại địa phương (trừ trường
hợp tự nguyện đóng góp cao hơn mức quy định).
Điều 19. Các khoản chi
1. Chi hành chính.
2. Chi bảo đảm các cuộc họp, hội
nghị ... của lãnh đạo, thường trực và toàn ban Liên lạc.
3. Chi bảo đảm cho các hoạt động của
Ban Liên lạc.
4. Chỉ hoạt động nghĩa tình đồng
đội, khen thưởng...
5. Mức chi do Ban Liên lạc từng cấp
xem xét quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng tài chính.
Chương VI
CÔNG TÁC CHÍNH SÁCH - KHEN THƯỞNG -
KỶ LUẬT
Điều 20. Công tác chính sách
1. Động viên hội viên cung cấp thông
tin về đồng đội hy sinh tại Lào với Ban Công tác đặc biệt Chính phủ hoặc với cơ
quan quân sự địa phương.
2. Ban Liên lạc các cấp phát hiện,
tiếp nhận thông tin, phản ánh lên cấp trên về các trường hợp QTN-CGQS Việt Nam
giúp Lào chưa được khen thưởng theo quy định; phối hợp giải quyết khi có đề
nghị, yêu cầu.
3. Ban Liên lạc các cấp thường xuyên
quan hệ, phối hợp với chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ, động viên các
gia đình thân nhân liệt sĩ và các gia đình thương binh, đặc biệt là các trường
hợp gặp khó khăn.
Điều 21. Khen thưởng
1. Tùy theo điều kiện cụ thể, tập
thể, cá nhân hội viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động, thực hiện nhiệm
vụ được lãnh đạo Ban Liên lạc động viên, biểu dương hoặc đề nghị Ban Liên lạc
cấp trên biểu dương, tặng thưởng.
2. Tập thể, cá nhân hội viên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ đối ngoại nhân dân và trong các hoạt động của Ban Liên
lạc được Lãnh đạo Ban Liên lạc báo cáo đề xuất với cấp ủy địa phương khen
thưởng theo quy định.
Điều 22. Kỷ luật
1. Hội viên vi phạm quy chế làm tổn
hại đến danh dự, uy tín của QTN- CGQS Việt Nam giúp Lào thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm để xử lý kỷ thi luật, kể cả tổ chức hoặc cá nhân họp phê bình
nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng xóa tên trong danh sách QTN-CGQS Việt Nam giúp
Lào tại địa phương.
2. Việc xử lý kỷ luật hội viên, ủy
viên Ban Liên lạc do Thường trực Ban liên lạc cùng cấp quyết định.
Trường hợp xóa tư cách hội viên của
cá nhân là Thường trực Ban liên lạc cấp nào thì cấp đó tổ chức họp Thường trực
xét kỷ luật và gửi báo cáo đề nghị (kèm theo biên bản) lên Ban Liên lạc cấp
trên xem xét quyết định.
3. Cá nhân hội viên không tham gia
sinh hoạt 2 năm liền và không đóng hội phí sẽ được các BLL cơ sở xóa tên khỏi danh
sách hội viên.
Chương VII
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 23. Chế độ báo cáo
1. Bảo cáo định kỳ: Hàng năm (trước
15/11) Ban Liên lạc cấp dưới phải báo cáo lên Ban Liên lạc cấp trên về kết quả
thực hiện nhiệm vụ năm (cả thường xuyên và đột xuất), dự kiến kế hoạch nhiệm vụ
năm tới, những nội dung đề xuất
kiến nghị.
2. Ban Liên lạc các cấp phát hiện,
tiếp nhận thông tin, phản ánh lên cấp trên về các trường hợp QTN-CGQS Việt Nam
giúp Lào chưa được khen thưởng theo quy định; phối hợp giải quyết khi có đề
nghị, yêu cầu.
3. Ban Liên lạc các cấp thường xuyên
quan hệ, phối hợp với chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ, động viên các
gia đình thân nhân liệt sĩ và các gia đình thương binh, đặc biệt là các trường
hợp gặp khó khăn.
Điều 21. Khen thưởng
1. Tùy theo điều kiện cụ thể, tập
thể, cá nhân hội viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động, thực hiện nhiệm
vụ được lãnh đạo Ban Liên lạc động viên, biểu dương hoặc đề nghị Ban Liên lạc
cấp trên biểu dương, tặng thưởng.
2. Tập thể, cá nhân hội viên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ đối ngoại nhân dân và trong các hoạt động của Ban Liên
lạc được Lãnh đạo Ban Liên lạc báo cáo đề xuất với cấp ủy địa phương khen
thưởng theo quy định.
Điều 22. Kỷ luật
1. Hội viên vi phạm quy chế làm tổn
hại đến danh dự, uy tín của QTN- CGQS Việt Nam giúp Lào thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm để xử lý kỷ thi luật, kể cả tổ chức hoặc cá nhân họp phê bình
nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng xóa tên trong danh sách QTN-CGQS Việt Nam giúp
Lào tại địa phương.
2. Việc xử lý kỷ luật hội viên, ủy
viên Ban Liên lạc do Thường trực Ban liên lạc cùng cấp quyết định.
Trường hợp xóa tư cách hội viên của
cá nhân là Thường trực Ban liên lạc cấp nào thì cấp đó tổ chức họp Thường trực
xét kỷ luật và gửi báo cáo đề nghị (kèm theo biên bản) lên Ban Liên lạc cấp
trên xem xét quyết định.
3. Cá nhân hội viên không tham gia
sinh hoạt 2 năm liền và không đóng hội phí sẽ được các BLL cơ sở xóa tên khỏi
danh sách hội viên.
2. Báo cáo đột
xuất: Khi có kế hoạch, nhiệm vụ đột xuất hoặc khi có yêu cầu. Điều 24. Điều
khoản thi hành
1. Quy chế này gồm 7 chương và 24
điều, đã được thông qua Hội nghị Thường trực Ban Liên lạc toàn quốc, được thực
hiện từ ngày ban hành Quyết định.
2. Quá trình thực hiện nếu có nội
dung nào chưa phù hợp, Thường trực Ban Liên lạc các cấp tổng hợp báo cáo Ban
Liên lạc toàn quốc (qua Tiểu ban Tổ chức - Chính sách) để kịp thời bổ sung, sửa
đổi cho phù hợp..
TM. THƯỜNG TRỰC BLL TOÀN QUỐC
TRƯỞNG BAN
Trung tướng Nguyễn Đức Sơn

